24 tháng 12, 2012

Trung Sơn, nơi cái nghèo còn đeo đẳng người dân...{Cảm nhận đoàn tiền trạm}

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên những con dốc dẫn đường đến Trung Sơn, xã cao nhất và xa xôi nhất huyện nghèo Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Ở độ cao 800m so với mực nước biển, diện tích Trung Sơn là 96,96km2 với mật độ dân số khoảng 60 người/km2, người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc Mường, Dao và Mông. Thời gian này đã vào mùa đông, 1h trưa mà không khí cũng khá lạnh, những ngọn núi chan hòa dưới nắng vẫn còn phủ lớp sương trắng, xã nghèo hòa mình vào màu núi rừng xanh thẳm. Hôm nay, 3 anh em trong đoàn tiền trạm của chúng tôi theo chân anh Lâm bí thư xã đoàn Trung Sơn tìm đến với bản người Mông và người Dao. Mặc dù đã được “cảnh báo” từ trước nhưng thực sự chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng, trước mắt chúng tôi là con đường chừng 10km dẫn từ trung tâm xã vào bản, đường đất nhẹ nhàng và leo dốc không ngừng nghỉ, chốc chốc lại có vài lát cắt to uốn lượn ngang lườn :D… Xe chúng tôi tiếp tục băng qua những con suối nhỏ, suối ở đây nhiều xấp xỉ bằng ổ gà ở trên đường Hà Nội, nước suối mát lắm, trong nữa. Sau gần 1h đồng hồ chúng tôi đã đặt được những bước chân đầu tiên lên xóm Nhồi, nơi cư trú duy nhất của đồng bào Mông và 1 số đồng bào Dao, tay chúng tôi lạnh cóng.
Xóm Nhồi có 78 hộ gia đình sinh sống: 32 hộ của người Mông và 46 hộ người Dao, họ sống thành 2 khu tách biệt. Người Mông tụ họp nhau hết trong 1 khu chưa được 1 cây số vuông, họ dựng nhà, sinh con, khai ruộng, trồng rau nuôi gà ngay tại khu vực đó. Tiếp đón chúng tôi là anh Chú, 1 thanh niên Mông mặc chiếc áo cộc mỏng manh đang tự mình sửa chiếc xe “dã chiến. Mời chúng tôi vào nhà, anh chia sẻ rất cởi mở, nói chuyện 1 lúc chúng tôi thấy anh run run, 2 bàn tay dù đã nắm chặt nhưng vẫn đang rung lên bần bật, chắc anh lạnh lắm! Anh Chú sinh năm 1988 và đã có 2 cháu trai, đứa lớn được 3 tuổi, nhìn em bé mũm mĩm chân đất ngồi lê la chơi ngoài hè chơi với con dao nhọn mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng, tầm tuổi này mấy đứa em tôi giờ này chúng đang được mặc quần đẹp áo ấm trên lớp học, được bố mẹ đưa đón, chiều chuộng…Ngồi được chừng 10 phút, có lẽ phát hiện ra người lạ vào bản, lũ trẻ trong bản kéo nhau tới xem, trông mặt chúng có vẻ e dè và đang dò xét. Tụi trẻ tầm gần chục đứa trong bộ quần đùi với manh áo đã cũ kỹ, không hỏng séc thì cũng đứt chỉ, chân không giày không tất, da chúng tím lại. Có lẽ cuộc sống du mục của người Mông, những khắc nghiệt của thời tiết cùng cái nghèo nơi đây đã cướp đi hạnh phúc tuổi thơ của các em, đứa nào cũng còi, lầm lũi và già trước tuổi. Phải bằng túi kẹo chuẩn bị sẵn từ Hà Nội chúng tôi mới tới gần hơn được với các em, được nhìn tận mắt bộ quần áo các em đang mặc, hỏi chuyện được với các em vài ba câu. Niềm vui của trẻ em nơi đây không có máy bay, ô tô hay tàu hỏa…các em chỉ biết con quay em tự đẽo từ gỗ rừng, trò này các em chơi từ năm trước, chơi ngày hôm qua, hôm nay chơi và ngày mai lại chơi tiếp, các em chơi trò này đến mức điêu luyện rồi! Tiếp đó, chúng tôi được anh Chú đưa đi thăm nhà bà con trong bản, những ngôi nhà ghép gỗ nền đất đơn xơ, trong nhà thường chỉ có một cái bếp củi, 1 giàn bát, 1 chiếc giường và 1 dây quần áo mặc cho cả 4 mùa, nhà nào khá giả hơn thì có thêm 1 bộ bàn ghế. Người dân ở đây thật thà và còn nhát lắm! Thấy chúng tôi, họ bẽn lẽn nhìn theo, họ đi theo sau, ngượng ngùng khi được chụp ảnh và họ cũng có vẻ vui thích lắm. Khi được nghe tin chúng tôi sắp làm chương trình tặng quà lên bản, bà con mừng rỡ, họ hào hứng kể các tiết mục họ sẽ đóng góp cho chương trình giao lưu và hứa sẽ hái cho kỳ được 500 lá rong rừng về cho đoàn gói bánh chưng hôm ấy và sẽ cử xe ra đón đoàn tình nguyện vào. Chắc đã rất lâu rồi họ mới được đón khách, chắc cũng lâu lắm rồi mới có đoàn về với họ như thế này. Nhìn thấy họ hào hứng lòng chúng tôi cũng thấy vui vui, hi vọng rằng chuyến đi vào ngày 19-20/1 sắp tới đoàn sẽ mang được thêm thật nhiều chăn, tất, quần áo ấm cho bà con và nhiều hơn nữa quần áo, khăn tất, sách vở đồ dùng học tập cũng như bánh kẹo cho trẻ em nghèo. Các bạn của tôi ơi, tôi chắc rằng chúng ta đang may mắn hơn các em rất nhiều, nhiều đồ của chúng ta và người thân không dùng đến nữa tuy không còn giá trị sử dụng với mình nữa nhưng với các em thì nó có ý nghĩa rất lớn, hãy cùng chúng tôi: HĐH Hạ Hòa và HĐH Bản Nguyên chung tay góp quần áo mới, chăn, tất, quần áo, khăn cũ nhưng còn lành lặn sạch sẽ, sách vở đồ dùng, đồ chơi, dép, bánh kẹo…để bà con và các em có một mùa đông ấm và cái tết sum vầy nhé.

Mùa Đông Ấm Phú Thọ - Tuyên Quang 2012

KẾT NỐI TRÁI TIM - CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

Hướng dẫn Quyên góp Ủng hộ Chiến dịch Mùa Đông Ấm Phú Thọ - Tuyên Quang 2012 tại: http://muadongamphutho.blogspot.com

Địa chỉ nhận đồ Quyên góp Mùa Đông Ấm
·      Số 151 Lê Duẩn  – Hồng Quân (0987.860.693)

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban tổ chức chương trình
ü  Đơn vị tổ chức: Hội Đồng hương Sinh viên Phú Thọ tại Hà Nội.
ü  Trưởng ban tổ chức: Trần Hồng Quân (Trưởng Ban liên lạc) – 0987.860.693
ü  Phó ban tổ chức phụ trách Quyên góp: Đoàn Bá Khánh Duy (UV Ban liên lạc) 0977 612 337
ü  Phó ban tổ chức phụ trách Đối ngoại: Nguyễn Thị Kim Thoa (UV Ban liên lạc): 01657 991 386
ü  Phạm Hải: 0972.512.040 (Trưởng đoàn Trung Sơn)
Số tài khoản: 122011759 tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Chủ tài khoản: Trần Ngọc Tân (Phó Ban liên lạc Hội Đồng hương Sinh viên Phú Thọ tại Hà Nội NKI)







2 nhận xét:

  1. Thật đáng để mỗi người chúng ta phải quan tâm, chia sẻ...

    Trả lờiXóa
  2. chúng ta hãy cùng nhau chung tay vì một mùa đông ấm và tràn đầy tình thương

    Trả lờiXóa